Nguồn gốc bản thảo Phúc Âm Miroslav

Sự mở rộng lãnh thổ Raška (1168-1190)

Trên tờ cuối cùng thứ 181 có chép rằng sách được viết theo yêu cầu của hoàng thân Miroslav xứ Hum, anh trai đại hoàng thân Stefan Nemanja. Sách có thể được dùng cho Nhà thờ Thánh Phêrô và PhaolôBijelo Polje bên sông Lim nên nhiều ý kiến cho rằng sách được viết và vẽ minh họa ngay tại đó.[5]

Vẫn chưa có đồng thuận về người viết ra Phúc Âm Miroslav. Cuối sách có ghi chú: "Lời xưng tụng của Gligorije" và tiếp theo là những lời sau:

Tôi, Gligorije Môn đồ tội lỗi, không xứng đáng được gọi là môn đồ, dâng sách Phúc Âm này cho kim thân Miroslav, con trai của Zavidin quang vinh, và thưa Ngài, xin đừng quên tôi, một tội nhân, nhưng hãy cứu và dùng chính tôi...
Nguyên văn
Ја грешни Глигорије дијак недостојан да се назовем дијаком заставих ово Јеванђеље златом кнезу великославному Мирославу сину Завидину а мене господине не заборави грешнога но ме сачувај себи...

Bên dưới đoạn về Gligorije này chỉ còn một chữ là Варсамелон - Varsamelon.

Theo đó, Gligorije chính là người đã viết các tiêu đề bằng mực đỏ, còn một thư ký chính sẽ chép toàn bộ các nội dung bằng mực đen. Trong ghi chép cũng nói rằng Gligorije zastavio zlatom (phủ vàng) nghĩa là trang trí sách (tiếng Slav cổ: заставити - trang trí). Giới khoa học Serbia tin rằng phần lớn Phúc Âm Miroslav được một thư ký chính khuyết danh viết ra, vốn bị nhầm tên thành Varsameleon. Varsameleon là từ Slav hóa nguyên gốc Hy Lạp βάλσαμελαιον nghĩa là dầu (thơm) balsam. Từ này do thư ký chính viết ra đã bị hiểu sai thành tên riêng.[13]

Hình vẽ

Hình vẽ trong Phúc Âm Miroslav

Hình vẽ và trang trí sách Phúc Âm Miroslav là một trong những trang trí sách Serbia trung cổ đẹp nhất. Cách trang trí theo phong cách phương Tây của La Mã, đặc biệt là trong họa tiết và vận dụng màu sắc. Trang trí phổ biến nhất là chữ cái đầu, sau đó là tiểu họa. Hình vẽ chủ yếu để trang trí chứ hiếm chỗ là để minh họa cho nội dung.

Chữ cái đầu đoạn vẽ to chiếm vài dòng chữ thường. Giữa hai cột cũng có vẽ trang trí. Tiểu họa và chữ cái đầu có phủ kim loại vàng. Có dải ruy băng xoắn lại với nhau hay đường viền chữ cái đầu đan xen cây lá. Một số chữ cái đầu khác được trang trí bằng động vật, mặt nạ, cũng như hình người. Các hình vẽ đầu sách vẽ đơn giản bằng bút ngoại trừ hình đầu tiên mô tả Gioan, Mác và Luca dưới mái vòm. Các tiểu họa xen lẫn với chữ cái đầu thú vị nhất có thể kể đến như chữ В (V) mô tả Thánh Mác, Alexander Đại đế hay Mary Magdalen. Chữ П (P) đầu tiên trang trí hai con chim đã được sử dụng cho biểu tượng của Bảo tàng Quốc gia. Trong số các tiểu họa đẹp nhất phải kể đến “Tại trường án” và “Giữa bầy sư tử”.[9][13]

Hình vẽ trong Phúc Âm Miroslav được biểu đạt cơ bản qua đường nét và màu sắc. Bảng màu dùng gam nhạt và các màu có quan hệ với nhau. Hình dáng nhân vật được thể hiện chủ yếu bằng cách vẽ. Trên đó tô màu hồng nhạt hoặc chính là màu giấy da để làm nổi bật các điểm trên khuôn mặt. Tỷ lệ cơ thể là lùn mập theo các đường cong uốn lượn nhấn mạnh nét đặc trưng của cơ thể.[5]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Phúc Âm Miroslav http://www.avantartmagazin.com/kako-je-sacuvano-mi... http://www.miroslavgospelfacsimile.com/index.html http://www.miroslavljevojevandjeljefaksimil.com/is... http://www.hilandar.info/strana.php?strana_id=274 http://www.unesco.org/new/en/communication-and-inf... http://www.unesco.org/new/en/communication-and-inf... http://dais.sanu.ac.rs/bitstream/id/3735/Rodic_Jov... http://solair.eunet.rs/~ecolibri/ http://www.narodnimuzej.rs/zanimljivosti/price-iz-... http://www.doiserbia.nb.rs/img/doi/0350-1361/2012/...